Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Trong lĩnh vực quản trị, MBO là một thuật ngữ được sử dụng cực kỳ phổ biến. Phương pháp quản trị MBO có vai trò không thể thiếu giúp cho công việc của từng cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp trở nên gắn kết, hài hòa và hiệu quả hơn. 

1. MBO là gì?

MBO (Management by Objectives) dịch ra tiếng Việt có nghĩa Quản trị theo mục tiêu – là một phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Ở đó, ban lãnh đạo và nhân viên cùng thảo luận & giám sát kết quả thực hiện các mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. 

2. Các yếu tố cơ bản của MBO.

- Sự cam kết của các nhà quản lý với hệ thống MBO.

- Sự cộng tác, hợp tác của các thành viên trong tổ chức để xây dựng mục tiêu chung.

- Sự tự giác và tự nguyện với tinh thần tự quản của họ để thi hành kế hoạch chung.

- Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch.

3. Các thành phần chính của MBO.

- Thiết lập mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thể đạt được cho từng cá nhân hoặc nhóm làm việc.

- Xác định chỉ số đo lường: Định rõ các chỉ số đo lường để đánh giá mức độ đạt được mục tiêu.

- Lập kế hoạch hành động: Xác định các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Theo dõi và đánh giá: Theo dõi quá trình đạt được mục tiêu và đánh giá kết quả.

3. Lợi ích của MBO.

- Tăng cường tập trung và định hướng công việc: MBO giúp tập trung vào mục tiêu cụ thể và định hướng công việc của từng cá nhân.

- Tăng cường trách nhiệm cá nhân: MBO gắn kết trách nhiệm cá nhân với mục tiêu và kết quả công việc.

- Giao tiếp và phối hợp hiệu quả: MBO tạo ra một hệ thống giao tiếp rõ ràng và phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân trong tổ chức.

- Đánh giá công bằng: đánh giá công việc dựa trên mục tiêu đã đề ra, giúp công bằng và khách quan hơn trong việc đánh giá hiệu suất.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được khái niệm MBO là gì, lợi ích khi áp dụng MBO cho doanh nghiệp. Chúc bạn sẽ tìm ra được phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp.

Việc đào tạo nhân sự của các doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm. Mô hình 70:20:10 là một trong những mô hình mà các doanh nghiệp thường dùng trong việc đào tạo nhân sự.Vậy mô hình 70:20:10 là gì?Tại sao mô hình 70:20:10 lại hiệu quả với doanh nghiệp Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Mô hình 70:20:10 là gì?

Mô hình 70:20:10 là mô hình được tạo ra bởi ba nhà nghiên cứu và tác giả làm việc với Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo (CCL).

Mô hình này được coi là giá trị lớn nhất như là một hướng dẫn chung cho các tổ chức đang tìm cách tối đa hiệu quả các chương trình đào tạo và phát triển thông qua các hoạt động và chương trình đào tạo khác. Giờ đây nó được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thông qua tỷ lệ mà mô hình hiệu quả nhất để đào tạo ta thấy:

  • 70% cho các trải nghiệm công việc.
  • 20% cho các mối quan hệ phát triển.
  • 10% cho các khóa học và đào tạo chính thức.

Cụ thể: 

Những người sáng tạo mô hình cho rằng trải nghiệm thực hành (70%) có lợi nhất cho nhân viên vì nó cho phép khám phá và tinh chỉnh các kỹ năng liên quan đến công việc, đưa ra quyết định, giải quyết thách thức và tương tác với những người có ảnh hưởng như sếp và quản lý trong quản lý công việc. 

Nhân viên học hỏi từ những người khác (20%) thông qua nhiều hoạt động gồm học tập xã hội, huấn luyện, cố vấn, học tập hợp tác và các phương pháp tương tác khác với đồng nghiệp. Khuyến khích và phản hồi là những lợi ích chính của phương pháp học tập này. 

10% còn lại là sự phát triển nghề nghiệp một cách tối ưu đến từ việc hướng dẫn các chương trình đào tạo truyền thống chính thức và các sự kiện đào tạo khác.

2. Tại sao mô hình 70:20:10 lại hiệu quả đối với doanh nghiệp?

Một số lý do khiến mô hình này hiệu quả với doanh nghiệp như:

2.1 Phương pháp học tập kết hợp

Bạn có thể kết hợp học tập trải nghiệm mô hình 70:20:10 với học tập chính quy. Điều này giúp cho người học sử dụng phương pháp học tập kết hợp và bao gồm đào tạo truyền thống, E-learning, học tập xã hội và học tập tại chỗ. Cách này giúp tăng cường sự tham gia và giúp nhân viên lưu giữ thông tin mà họ được cung cấp tốt hơn.

2.2 Trải nghiệm cho nhân viên

Mô hình này mang lại cho nhân viên cảm giác tự chủ. 70% của ô hình này là cấu thành từ việc học tại chỗ giúp họ tự tin thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, xem hành động và quyết định của họ dẫn đến tác động tích cực hay tiêu cực thế nào đối với tổ chức.

2.3 Cho phép khả năng mở rộng

Phần lớn mô hình 70:20:10 được cung cấp trong  công việc và trong các mối quan hệ làm việc. Điều này làm cho bất kỳ chương trình đào tạo và phát triển dễ dàng mở rộng quy mô mà không phải hy sinh tính cá nhân hóa. Mô hình đào tạo này cho phép nhân viên tận dụng các thành phần cụ thể dựa trên nhu cầu của họ và nâng cao các chương trình kinh nghiệm chuyên sâu hơn khi đến thời điểm thích hợp. 

Lời kết,

Bài viết trên đã cho ta hiểu mô hình 70:20:10 là gì và tại sao mô hình lại hiệu quả đối với doanh nghiệp. Mong rằng bạn có thể áp dụng được mô hình này trong việc học tập và trong công việc.

   Với nhà quản lý ngoài những kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian ,... thì yếu tố quan trọng mà nhà quản lý cần có đó chính là khả năng giao việc hiệu quả, điều hành nhân viên thực thi chính sách. Vậy những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới quản lý khi giao việc. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhà quản lý khi giao việc bao gồm có 7 yếu tố:

1. Nhà quản lý luôn nghĩ rằng mình là người giỏi nhất nên cho rằng nhân viên sẽ đạt hiệu quả tốt hơn khi họ tự mình thực hiện công việc. Nếu họ trực tiếp thực hiện công việc thì sẽ nhanh hơn, đạt yêu cầu hơn và không ai phải phàn nàn về công việc chung của đội nhóm. Họ sợ khi giao việc cho người khác thì có thể mắc sai lầm và ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của mình.

2. Nhà quản lý thường có thói quen hỏi “đã hiểu chưa”. Rất nhiều nhân viên rơi vào trường hợp này, họ áp lực bởi hai từ “hiểu chưa”. Mặc dù có hiểu thật hay không họ đều trả lời là “hiểu” vì sợ người lãnh đạo, quản lý sẽ coi thường mình, để lại ấn tượng không tốt và làm mất cơ hội thực hiện các công việc quan trọng trong công ty.

3. Nhà quản lý lo sợ nhân viên quá tải khi giao việc vì nghĩ rằng việc giao thêm việc sẽ làm cho nhân viên cảm thấy không hài lòng. Nếu giao quá nhiều việc nhân viên sẽ không thể hoàn thành tốt các công việc nào hết gây ra sự ảnh hưởng đến công việc chung của nhóm.

4. Khi nhà quản lý không có sự tin tưởng đối với các thành viên trong nhóm, giữa nhân viên với nhân viên thì đó chính là trở ngại cực lớn khi giao việc. Vì khi mất đi sự tin tưởng, động lực làm việc sẽ mất và hiệu quả sẽ giảm sút. 

5. Không xác định rõ phạm vi công việc ngay từ đầu khiến nhân viên nhiều lúc gặp quyền hạn, nhà quản lý sẽ gặp rắc rối.

6. Một số nhà quản lý sợ rằng sẽ mất kiểm soát công việc nên bản thân họ muốn nắm càng nhiều quyền lực càng tốt. Họ muốn họ là người nắm toàn bộ mọi việc trong nhóm. Và khi giao việc cho nhân viên, họ có thể mất đi quyền lực.

7. Nhà quản lý giao việc cho nhân viên nhưng không thực hiện theo dõi định kỳ. Sau khi giao việc xong họ phó mặc cho nhân viên tự thực hiện, chỉ chờ đợi kết quả trả về. Sếp không nhất thiết phải theo dõi từng hoạt động của nhân viên nhưng đối với công việc đòi hỏi yêu cầu khắt khe về thời gian thì cần nhắc nhở nhân viên hoàn thành đúng tiến độ.

Lời kết,

Giao việc là một công việc hết sức quan trọng đối với nhà quản lý. Nếu giao việc không đúng cách không chỉ khiến nhân viên rắc rối mà ngay cả chính bản thân của họ cũng gặp rắc rối. Giao việc không đơn giản, quan trọng là nhà quản lý phải học cách giao việc thế nào để hiệu quả. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được cách giao việc cho nhân viên. Chúc bạn thành công!

CRM (Customer Relationship Management) nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng. CRM là sự kết hợp giữa các chiến lược và công nghệ để cải thiện và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng.

Hệ thống CRM được tạo ra với nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu chính là thu hút và chăm sóc các khách hàng tiềm năng để tăng chuyển đổi bán hàng, cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng và tạo nên những khách hàng trung thành của công ty.  

Dưới đây, Blognhansu sẽ bật mí cho bạn 5 lợi ích tiêu biểu của CRM đối với doanh nghiệp.

1. Cải thiện việc tổ chức thông tin

Doanh nghiệp cần loại bỏ việc ghi chép thông tin khách hàng qua giấy nhớ hoặc các giấy tờ khác mà thay vào đó hãy sử dụng công nghệ quản lý thông tin khách hàng CRM. Nó không chỉ định lượng và phân tích chính xác dữ liệu mà còn có thể cung cấp dữ liệu đó đến các bộ phận cần đến nó nhanh chóng hơn.

Hệ thống CRM cho phép bạn lưu trữ các danh sách lớn khách hàng và các thông tin quan trọng liên quan tới họ. Nhờ vào điện toán đám mây, việc lưu trữ tệ khách hàng rất thuận tiện giúp giảm lãng phí thời gian nhân viên và khách hàng. Từ đó, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tích cực.

2.2 Nâng cao khả năng truyền đạt thông tin

Như đã đề cập ở trên, CRM giúp mọi nhân viên cùng truy cập vào một dữ liệu khách hàng. Khi khách hàng của bạn chỉ liên lạc thông qua một liên hệ chính duy nhất nhưng tại một thời điểm nào đó, liên hệ đó có thể không sẵn sàng để tiếp tục chăm sóc khách hàng và điều đó có nghĩa là khách hàng có thể bắt buộc phải làm việc với người mới - người thay thế cho người cũ. 

Và việc đó khiến nhiều khách hàng sẽ cảm thấy không vui khi phải bắt đầu làm việc với người mới vì nhân viên thay thế không hiểu rõ được sở thích và vấn đề mà họ đang gặp phải.

Để loại bỏ mối lo ngại này, CRM sẽ cung cấp thông tin khách hàng chi tiết cho bất kỳ ai cần đến, giúp giải quyết vấn đề của việc ai đang làm khách hàng và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng.

2.3 Cải thiện dịch vụ khách hàng

Khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng nếu như sự cố của họ không được giải quyết nhanh chóng. Với CRM, khi khách hàng liên hệ qua công ty của bạn thì quản lý có thể truy cập vào các hoạt động của khách hàng và hỗ trợ họ trong việc tìm ra giải pháp. Điều này khiến các vấn đề của khách hàng được giải quyết dễ dàng hơn bao giờ hết.

2.4 Tự động hóa công việc hàng ngày

Đội Sales phải thực hiện rất nhiều công việc nhỏ lẻ: những mẫu đơn cần được điền, báo cáo cần được gửi, các vấn đề về pháp lý cần được giải quyết - những công việc phụ trợ này quan trọng nhưng tốn thời gian trong việc bán hàng.

CRM được thiết kế để loại bỏ gánh nặng của những nhiệm vụ này khỏi vai nhân viên nhờ vào các tính năng tự động hóa (Automation),  cho phép các nhân viên bán hàng của bạn sẽ có thể tập trung nhiều nỗ lực hơn vào việc chốt khách hàng tiềm năng và giải quyết các vấn đề của khách hàng thay vì mất thời gian xử lý các công việc chi tiết khác.

2.5 Cải thiện dữ liệu phân tích và báo cáo 

CRM lưu trữ thông tin ở mọi nơi giúp việc phân tích và tổng hợp tất cả dữ liệu với nhau, dễ dàng tích hợp các công cụ plugin khác nhau vào CRM để tạo báo cáo tự động.

Cá nhân hóa chế độ xem dashboard để nhanh chóng xác định vị trí thông tin cần thiết như thông tin bán hàng, mục tiêu sale và báo cáo hiệu suất để đạt được các cơ hội chưa được khai thác. Bạn có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả để có được niềm tin của khách hàng và lợi nhuận dài hạn với dữ liệu báo cáo tốt hơn.

Lời kết,

Hệ thống CRM rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chìa khóa để mang đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng là bạn phải hiểu họ muốn gì. CRM sẽ giúp bạn và khách hàng giao tiếp và dịch vụ khách hàng sẽ được cải thiện tốt hơn. MOng rằng hệ thống này sẽ giúp bạn nhiều trong công việc và doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!


Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2023

 OKR là một cách quản lý hiệu quả để thể hiện các mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào. Vậy lợi ích của OKR là gì, cùng tìm hiểu nhé!

1. Lợi ích của OKR với nhân viên 

Nắm bắt chính xác mục tiêu của mình giúp đội ngũ tập trung hơn. Nhân viên có ý tưởng rõ ràng và cụ thể về những gì họ được mong đợi từ tổ chức. Thế nên, nhân viên có sự chủ động về việc yêu cầu sự hỗ trợ phù hợp. Từ đó, từng thành viên biết công việc của mình thực sự có ý nghĩa và một phần quan trọng trong tổ chức.

Đặc biệt, khi thực hiện OKR sẽ không có sự trách móc hay đổ lỗi. Tất cả sẽ tập trung vào vấn đề khó khăn và cách giải quyết vấn đề để giúp nhân viên đạt được mục tiêu.

2. Lợi ích của OKR với các cấp quản lý 

Dựa trên OKR, người quản lý được làm đúng chuyên môn và đúng vai trò của người quản lý như lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, định hướng, …

Lợi ích của OKR là giúp khả năng phân quyền và giao việc của quản lý tốt hơn. Nhân viên sẽ làm những công việc được giao để đạt được mục tiêu của cả nhóm. Ngoài ra, người quản lý có thể theo dõi sự tiến bộ của nhân viên và đưa ra sự hỗ trợ cần thiết bất cứ cần.

3. Lợi ích của OKR với chủ doanh nghiệp 

OKR mang tới sự rõ ràng trong quản trị doanh nghiệp và làm giảm sự lo âu bởi vấn đề thiếu thông tin khi quản lý. Khi áp dụng công cụ này sẽ giúp người lãnh đạo giải quyết vấn đề lo lắng của mình và tập trung cho những điều quan trọng.

Người lãnh đạo dễ dàng theo dõi tình hình công ty thông qua các báo cáo hàng tuần về tiến độ OKR. Bất cứ khi nào xuất hiện các công việc kém hiệu quả, chủ doanh nghiệp đều nhận thấy nhanh chóng và đưa ra những phương án giải quyết trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

 Được biết đến là công cụ quản trị Hiệu suất hàng đầu hiện nay, OKR được ứng dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. Vậy OKR là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé! 

1. Khái niệm OKR là gì? 

Nói về định nghĩa của OKR là gì, có thể hiểu "OKR hay Objectives and Key Results là một phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra."

Phương thức tiếp cận độc đáo này được phát triển bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970 rồi John Doerr tiếp tục kế thừa và phổ biến phương pháp này tại Google. Ngày nay, OKR đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều tập đoàn, công ty công nghệ như Google, Twitter, LinkedIn, …

2. Cấu trúc của OKR 

Mô hình OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi:

  • Objectives (Mục tiêu): Tôi muốn đi đâu?
  • Key Result (Kết quả then chốt): Tôi đến đó bằng cách nào?

Trong đó, Objective là mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân. Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức cho tới từng cá nhân. Từ đây, tạo ra sự liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung chí hướng.

3. Nguyên tắc hoạt động của OKR 

Điểm khác biệt rõ nhất của OKR so với các nguyên tắc quản lý mục tiêu khác là dựa trên hệ thống niềm tin:
  • Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực hiện có.
  • Tính đo lường được: Key Result thường được gắn với các mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có thể thấy và theo dõi OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên.

4. "Hình dạng" của phương pháp OKR

Mô hình OKR trong doanh nghiệp được mô tả trong hình dưới đây:


Có thể thấy, với OKR, mục tiêu cá nhân và phòng ban được kết nối với mục tiêu cấp cao của công ty thông qua kết quả đo lường. Hiểu đơn giản, mục tiêu của mỗi cấp độ sẽ được dựa trên Objective và Key Result của cấp độ cao hơn.

Vì vậy, OKR cấp độ công ty luôn được chú trọng nhất. Tiếp theo là OKR cấp độ bộ phận và phòng ban sẽ là ưu tiên (thay vì phòng ban chỉ thực hiện hàng loạt các OKR cá nhân). Cuối cùng, OKR cấp độ cá nhân thể hiện công việc mà họ sẽ tập trung hoàn thành.

Lời kết: Trên đây là những thông tin cơ bản về OKR - phương pháp quản trị phổ biến hiện nay. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. 

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

 Bạn cũng biết, DISC đại diện cho 4 nhóm tính cách khác nhau thông qua bốn chữ cái D-I-S-C. Vậy những nhóm tính cách này có gì thú vị? Cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

1. D - Dominance (Thống trị) 

Chữ D trong Dominance là thống trị, cũng là đại diện của nhóm tính cách này. Quyền lực và chiến thắng luôn là khao khát của nhóm D. Họ có tài bao quát và khả năng đánh giá, phân tích cùng cái nhìn rộng đa chiều. Sự tin tin là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của nhóm người này. 

Bên cạnh đó, nhóm người này cũng thẳng thắn, bộc trực và thường đi thẳng vào vấn đề. Người thuộc nhóm D  trong DISC sẽ cố gắng hiện thực hóa ý tưởng bằng những hành động cụ thể và thiết thực. Đồng thời, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có ý chí mạnh mẽ. 

2. I - Influence (Ảnh hưởng) 

Đúng như tên gọi, I là nhóm những người giỏi việc tác động hoặc thuyết phục mọi người. Động lực để làm việc của họ là sự công nhận đến từ xã hội. Những người này thường thích tham gia vào các hoạt động theo nhóm với mạng lưới mối quan hệ rộng. Hơn thế, tạo ra sự hợp tác là ưu tiên hàng đầu để phát huy hết tiềm năng của nhóm I. 

Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng cũng là một điểm yếu của nhóm tính cách này trong một số trường hợp. Họ rất sợ mất đi vai trò ảnh hưởng của mình hoặc khi bị lờ đi, bị từ chối sẽ cảm thấy tổn thương. 

3. S - Steadiness (Kiên định) 

Nhóm tính cách S luôn thu hút những lời mời hợp tác bởi sự chân thành, đáng tin cậy và gắn bó lâu dài của họ. Trong mọi tình huống, nhóm S có xu hướng bình tĩnh, thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, họ thường có công việc mang tính lâu dài và mong muốn giúp đỡ người xung quanh.

Ai thuộc nhóm S cũng nên điều chỉnh trong từng hoàn cảnh. Đôi khi chính tính cách trung thành, khiêm tốn sẽ buộc họ rơi tình huống khó khăn. Vậy nên, hãy rèn luyện sự tự tin và bộc lộ cảm xúc thật nhé!

4. C - Conscientiousness (Tuân thủ) 

Nói về nhóm C, họ là người rất tập trung, theo sát quy trình làm việc nên kết quả thường rất chất lượng. Vai trò của các cá nhân này được khẳng định thông qua chuyên môn với năng lực thực sự. Họ cũng thích làm việc trong môi trường độc lập và sở hữu tư duy logic. 

Tuy vậy, do thường làm việc rập khuôn nên điểm yếu của nhóm tính cách C là sợ sự kỳ thị, sợ bị chỉ trích hay bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ. Lời khuyên là hãy chấp nhận cảm xúc, phản ứng của người khác và mở rộng, tầm nhìn, không nên quá quan tâm tiểu tiết.

Lời kết: Trên đây là những đặc điểm cơ bản về 4 nhóm tính cách DISC. Bạn thuộc nhóm nào? Chia sẻ với chúng mình nhé!